QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG NĂM HỌC 2022-2023

Thứ sáu - 02/06/2023 23:56

Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học là một hoạt động chính để thực hiện mục tiêu trong kế hoạch phát triển chiến lược, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Năm học 2022-2023 là năm học tiếp tục triển khai và thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 1;2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa 2018 đối với lớp 3.  Căn cứ vào đặc điểm của năm học và đặc điểm thực tế của trường PTDTBT tiểu học số 2 Na Sang, để thực hiện tốt được mục tiêu và nhiệm vụ năm học cần thực hiện tốt hoạt động quản lý nhân sự trong nhà trường. 
“Quản lý nhân sự trong nhà trường” là hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá bảo toàn và phát triển lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của nhà trường cả về số lượng và chất lượng. Đối tượng của quản lý nhân sự là người lao động với tư cách là những cá nhân và các vấn đề có liên quan đến họ như công việc, các quyền lợi, nghĩa vụ của họ đối với nhà trường.
Mục tiêu của quản lý nhân sự nhằm nâng cao sự đóng góp có hiệu suất của người lao động đối với nhà trường, đáp ứng các yêu cầu trước mắt và trong tương lai của nhà trường cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển cá nhân và giảm thấp nhất sự bất mãn của người lao động.
Thực chất của quản lý nhân sự là công tác quản lý con người trong phạm vi nhà trường, là sự đối xử của nhà trường đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Quản lý nhân sự trong nhà trường là hoạt động gồm tuyển chọn, sử dụng, phát triển, động viên, tạo những điều kiện thuận lợi để các cá nhân và nhóm hoạt động có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cao nhất và sự bất mãn ít nhất của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.
Trong mỗi nhà trường, nhân sự chủ yếu là đội ngũ giáo viên. Đây là lực lượng nòng cốt có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục.
Quản lý tốt đội ngũ trong thực hiện các hoạt động giáo dục sẽ giúp cho nhà trường phát triển mạnh và đạt được các mục tiêu  trong kế hoạch đề ra. Hoạt động chuyên môn trường là một trong các hoạt động giáo dục chủ đạo của nhà trường. Để quản lý tốt đội ngũ giáo viên trong thực hiện các hoạt động chuyên môn của trường ta thực hiện tốt các khâu sau:
I.Lựa chọn nhân sự:
1.Khái quát chung về trường PTDTBT TH số 2 Na Sang.
Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Na sang thuộc xã Na Sang huyện Mường
Chà tỉnh Điện Biên. Nhà trường quản lý 6 điểm trường trong đó có 4/6 điểm trường nằm rải rác trên các bản lẻ. Năm học 2022-2023 đơn vị trường có 14 lớp với tổng số học sinh là 328 em. Toàn trường có 31 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó Ban giám hiệu nhà trường là 3 đồng chí;  Gáo viên là 21 đồng chí và  6 đồng chí là nhân viên. 
2.Lựa chọn nhân sự.
Năm học 2022-2023 là năm học tiếp tục triển khai và thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 1;2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa 2018 đối với lớp 3. Do đó việc lựa chọn nhân sự là khâu vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Đây là khâu quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo tỷ lệ 1,5 để thực hiện dạy học hai buổi trên ngày. Xong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu đạt được của nhà trường trong năm học, theo giai đoạn cần tính đến khả năng, năng lực thực sự của từng giáo viên. Để việc thực hiện hoạt động chuyên môn trường đạt hiệu quả nhà trường đã tiến hành các bước lựa chọn nhân sự như sau:
2.1. Lựa chọn đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn các tổ khối
Tổ trưởng chuyên môn không chỉ là cách tay nối dài từ Ban giám hiệu nhà trường đến từng giáo viên trong tổ, họ là người quản lý cấp cơ sở. Vì vậy, người tổ trưởng chuyên môn phải có nhân cách tổng hòa của người giáo viên bộ môn, nhà sư phạm, nhà tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ. Do đó cần lưu ý đặc biệt đến năng lực của từng giáo viên. Lựa chọn Tổ trưởng chuyên môn cần căn vào tiêu chí:
-Vững vàng về tư tưởng chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, là tấm gương sáng cho giáo viên và học sinh noi theo.
-Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, có năng lực giảng dạy từ khá trở lên, có kinh nghiệm sư phạm.
-Có uy tín đối với đồng nghiệp, nhất là đối với giáo viên trong tổ, có năng lực quản lý, có tính nguyên tắc trong hoàn thành kế hoạch của tổ. Đoàn kết tốt nội bộ.
-Sức khỏe, điều kiện làm việc, hoàn cảnh gia đình của tổ trưởng.
-Có sự nhạy bén, linh hoạt, ứng dụng tốt công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học trong giảng dạy và quản lý hoạt động chuyên môn của tổ.
2.2.Lựa chọn giáo viên giảng dạy(Giáo viên dạy các môn học và Giáo viên dạy chuyên)
Giáo viên giảng dạy là người trực tiếp truyền thụ kiến thức đến học sinh thông qua môn học. Nề nếp, kỷ cương trong hoạt động của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến nề nếp và kết quả học tập của học sinh. Chất lượng giờ dạy trên lớp là khâu quyết định đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Vì vậy, việc phân công giáo viên dạy các lớp là công việc quan trọng của công tác quản lý nhân sự. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy lớp 1, lớp 2; lớp năm học 2022-2023. Những căn cứ để phân công giáo viên giảng dạy cho phù hợp:
- Đặc điểm tình hình cụ thể của từng lớp học, những yêu cầu đặt ra đối với từng loại lớp học.
- Sự phân công và kết quả giảng dạy của giáo viên ở năm học trước.
 - Sức khoẻ, nguyện vọng, hoàn cảnh của giáo viên.
 - Nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh.
 - Trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp đáp ứng các yêu cầu của thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
2.3. Lựa chọn Giáo viên chủ nhiệm.
Mỗi thành công hay thất bại của từng lớp học đều ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một tập thể lớp tốt góp phần xây dựng tập thể nhà trường tốt. Do đó, việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế của trường, căn cứ vào các yêu cầu cơ bản của người giáo viên chủ nhiệm để lựa chọn và phân công nhiệm vụ như là:
- Có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt.
- Đạt trình độ chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo Luật giáo dục 2019.
- Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kỹ năng sư phạm (biết tiếp cận các đối tượng học sinh, giao tiếp sư phạm, kỹ năng làm việc với học sinh...)
- Biết xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của lớp, có khả năng bồi dưỡng đội ngũ tự quản cho học sinh.
- Có năng lực dự báo sự phát triển nhân cách của học sinh.
- Có khả năng truyền đạt thông tin từ nhà trường đến với học sinh. Có khả năng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục.
- Có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và các phong trào hoạt động của lớp.
- Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của HS, ý kiến của cha mẹ học sinh.
- Gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm. Đặc biệt có tình thương yêu học sinh, có sức thuyết phục đối với học sinh.
- Có điều kiện thuận lợi và sức khỏe tốt để đảm đương công việc.
II. Sử dụng nhân sự (đội ngũ giáo viên).
Sử dụng nhân sự trong thực hiện hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học đó chính là việc phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên.
Sau khi đã lựa chọn được giáo viên đáp ứng với yêu cầu của từng vị trí việc làm, phù hợp năng lực của từng giáo viên. Nhà trường tiến hành phân công nhiệm vụ. Giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng giáo viên. Từ đó, mỗi giáo viên được giao nhiệm vụ sẽ ý thức, trách nhiệm trong công việc nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
1.1. Nhiệm vụ của Tổ trưởng chuyên môn (theo Điều 14, Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ GD- ĐT ban hành điều lệ trường tiểu học):
a) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học.
c) Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tổ chủ động và linh hoạt.
d) Đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học.
đ) Tổ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đề xuất các xuất bản phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định.
e) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; tham gia đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng.
1.2.Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học (theo Điều 27 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ GD- ĐT ban hành điều lệ trường tiểu học):
a) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
c) Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
d) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
đ) Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
g) Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.
h) Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
i) Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ
ở địa phương.
k) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
l) Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
1.3. Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm(theo Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của BộGD- ĐT ban hành điều lệ trường tiểu học):
Ngoài các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện các nhiệm sau:
a) Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.
c) Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lậ danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.
    d) Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
     III. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên.
Giáo dục và đào tạo có chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nguồn nhân tài cho đất nước, góp phần quan trọng phát huy tiềm năng của con người và phát triển con người. Đội ngũ giáo viên luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu giáo dục của Đảng thành hiện thực.  Để phát triển tốt đội ngũ giáo viên trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nhà trường cần thực hiện tốt các nội dung sau:
1.Nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trong giai đoạn mới.
Để thay đổi thực tiễn công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo toàn diện,  giáo viên có được nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích, tầm quan trọng cũng như những vấn đề đang tồn tại trong thực trạng của công tác phát triển đội ngũ.
2.Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
Rà soát trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, xây dựng kế hoạch cho từng khâu, từng giai đoạn phát triển cụ thể, tạo thế chủ động trong điều hành, để giáo viên tiểu học phát triển bền vững, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tạo điều kiện cho GV tham gia, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn. Theo quy định của điều 72 Luật giáo dục năm 2019 thì trình độ đạt chuẩn của giáo viên tiểu học từ Đại học trở lên.
3. Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng và bố trí công việc.
Sử dụng và bố trí công việc phù hợp đối với đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội lực, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giáo viên trong các trường. 
4.Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
 Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV luôn được quan tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học, giáo dục và đạo đức tác phong theo chuẩn giáo viên tiểu học và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp tổ.
5.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên:
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của từng giáo viên để khẳng định cái tốt, tìm ra những hạn chế, thiếu sót để điều chỉnh rút kinh nghiệm tiếp tục bồi dưỡng để đạt chuẩn.
          IV.Tổ chức thực hiện.
          Sau khi kế hoạch quản lý đội ngũ trong thực hiện hoạt động chuyên môn trường đã triển khai.  Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho các Tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch đề ra. Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt nội dung kiểm tra, hỗ trợ, động viên, tư vấn kịp thời để Tổ chuyên môn, giáo viên phát triển tối đa năng lực chuyên môn của họ. Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ theo vị trí việc làm đã được phân công. Các Tổ chuyên môn, giáo viên là một trong các lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục đề ra trong kế hoạch của nhà trường, giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.
       Để hoạt động chuyên môn trường thường xuyn phát triển tốt cần thực hiện tốt công tác quản lý nhân sự trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.



 

Tác giả: Tiểu học số 2 Na Sang, Trần Thị Lụa

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://muongcha.edu.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website

 

 

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi