ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG NĂM HỌC 2022-2023
2023-06-02T23:51:00-04:00
2023-06-02T23:51:00-04:00
https://thso2nasang.muongcha.edu.vn/news/giao-duc-tieu-hoc/doi-moi-cong-tac-quan-ly-hoat-dong-chuyen-mon-truong-nam-hoc-2022-2023-59.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trường PTDTBT tiểu học số 2 Na Sang
https://thso2nasang.muongcha.edu.vn/uploads/logo160.png
Thứ sáu - 02/06/2023 23:34
Năm học 2022-2023 tiếp tục thực hiện tốt văn bản chỉ đạo của các cấp, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Đảm bảo an toàn trường học, chủ động, linh hoạt triển khai chương trình, Kế hoạch năm học, để phòng, chống dịch bệnh và thực hiện mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục.
Thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT và ngày 05/5/2006 đối với lớp 4; lớp 5.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học cũng như đáp ứng được yêu cầu đổi mới về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì trước tiên cần đổi mới về công tác quản lý, lãnh đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nói riêng. Trong thực hiện hoạt động chuyên môn trường công tác đổi mới thể hiện ở một số hoạt động trọng tâm sau:
1. Công tác xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học.
Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022-2023 là nhiệm vụ rất quan trọng trong thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và chất lượng đội ngũ. Đây là năm học thứ 3 thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; năm thứ 2 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2; năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3. Do đó khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần căn cứ vào các văn bản chỉ đạo thực hiện chuyên môn của các cấp. Xây dựng kế hoạch giáo dục các moon học và hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm; các nội dung chuyên môn trọng tâm thực hiện trong năm. Xây dựng các mục tiêu cần đạt về năng lực, phẩm chất, chất lượng giáo dục; chương trình môn học chính khóa; ngoại khóa,…
Kế hoạch giáo dục năm học thể hiện rõ ràng các hoạt động chuyên môn cơ bản cần thực hiện trong học kỳ, năm học. Mục tiêu đạt được trong từng giai đoạn để từ đó xây dựng phương hướng, giải pháp chỉ đạo giáo viên các tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
2.Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học:
Năm học 2022-2023, nhà trường thực hiện Chương trình, sách giáo khoa lớp 1; 2;3 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; chương trình mô hình trường học mới đối với lớp 4,5. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học để thực hiện chương giáo dục phổ thông 2018 là yêu cầu rất cần thiết. Không chỉ đối với chương trình lớp 1; ;32 mà đối với chương trình các lớp 4,5 cũng phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học để kịp thời tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chỉ đạo giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kĩ thuật dạy học vào thực tế giảng dạy. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, cập nhật những thông tin mới đảm bảo tính khoa học, thực tiễn vào giảng dạy. Giúp học sinh hiểu, nắm vững kiến thức, liên hệ vận dụng vào thực tế cuộc sống một cách phù hợp.
3. Chỉ đạo giáo viên đổi mới trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh.
Năm học 2022-2023 thực hiện đánh giá xếp loại học theo 02 thông tư của Bộ giáo dục- Đào tạo. Đối với lớp 1; 2;3 đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020. Đối với học sinh lớp 4,5 đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Chỉ đạo giáo viên thường xuyên nghiên cứu, học tập các thông tư đánh giá xếp loại học sinh. Đổi mới công tác đánh giá thường xuyên, định kỳ đối với học sinh.
Dự giờ, kiểm tra công tác đánh giá thường xuyên, định kỳ của giáo viên đối với học sinh. Từ đó giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
Đổi mới trong khâu đánh giá xếp loại học sinh. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Đổi mới trong công tác ra đề kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh.
-Đối với lớp 1, 2;3: Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
+ Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
+ Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
-Đối với lớp 4,5: Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
+Mức1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
+Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến
thức theo cách hiểu của cá nhân;
+ Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
+Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
Yêu cầu giáo viên giảng dạy các khối lớp thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại học sinh. Giúp học sinh tiến bộ trong quá trình học tập và nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy.
4. Đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
Đầu năm học 2022-2023 thực hiện tổ chức khảo sát phân loại trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong năm học.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp tổ theo hướng nghiên cứu bài học. Phát huy khả năng nghiên cứu bài học, hoạt động giáo dục dạy học của từng giáo viên. Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên được nghiên cứu, trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến xây dựng cho chuyên đề lựa chọn.
Tạo cơ hội làm việc nhóm cho giáo viên. Thông qua nghiên cứu chuyên đề dạy học, mục tiêu của chuyên đề cần đạt các tổ chuyên môn sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm giáo viên trong thực hiện từng nhiệm vụ nội dung của từng buổi tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu, xây dựng bài học minh họa phần “Khám phá”
+ Nhóm 2: Nghiên cứu, xây dựng bài học minh họa yêu cầu 1;2 phần “hoạt động”.
+Nhóm 3: Nghiên cứu, xây dựng bài học minh họa yêu cầu 3 phần “hoạt động.
-Nhóm hỗ trợ tiết dạy minh họa:
+Nhóm công nghệ thông tin (Hỗ trợ soạn giáo án điện tử; chuẩn bị các hình ảnh, vi deo minh họa;
+Nhóm hỗ trợ hoạt động dạy.
+Nhóm hỗ trợ hoạt động học của học sinh.
Tổ chức dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các tiết dự chuyên đề, qua dự giờ kiểm tra phương pháp dạy học.
Tích cực bồi dưỡng thường xuyên theo các mô đun 6,7,8 bồi dưỡng trực tuyến thông qua hệ thống LMS.
Để đáp ứng trước yêu cầu đổi mới của thời đại và của chương trình phổ thông 2018, đòi hỏi các chúng ta những người làm công tác quản lý thường xuyên nghiên cứu, học tập. Cập nhật kịp thời văn bản chỉ đạo của các cấp. tích cực đổi mới trong tư duy và trong thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường. Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://muongcha.edu.vn là vi phạm bản quyền