MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC SỐ 2 NA SANG NĂM HỌC 2022-2023

Thứ tư - 24/05/2023 03:31
Năm học 2022-2023 tiếp tục thực hiện tốt văn bản chỉ đạo của các cấp, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Đảm bảo an toàn trường học, chủ động, linh hoạt triển khai chương trình, Kế hoạch năm học, để phòng, chống dịch bệnh và thực hiện mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục.
     Thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT và ngày 05/5/2006 đối với lớp 4; lớp 5.
      Năm học tiếp tục thực hiện chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề “Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Củng cố các cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.
          Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện đạo đức, phẩm chất, năng lực cho học sinh, ngay từ đầu năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể với các nội dung, chỉ tiêu giáo dục đạo đức, phẩm chất, năng lực, các môn học và hoạt động giáo dục,… trong kế hoạch giáo dục của trường. Đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
Chúng ta biết rằng: Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng ở trường tiểu học. Nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho học sinh về nhân cách, về hành vi đạo đức cho các em, từ đó các em nhận biết được việc gì đúng, việc gì sai, việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Giúp các em ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày.
Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua các hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm và hành động... Điều này thể hiện qua cách ứng xử đối với ông bà, cha mẹ, với người thân và với mọi người xung quanh, với thầy cô giáo, bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học.
Ngoài việc giảng dạy các môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, học sinh còn phải rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử… trong đó việc rèn luyện đạo đức, lối sống là vấn đề cần được quan tâm. Vì đạo đức là cái cốt lõi, cái căn bản của gia đình và xã hội, tạo cho các em học tập và rèn luyện một cách tốt nhất. Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần làm thay đổi nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có lý tưởng, có ước mơ và hoài bão, nhận thức được những cái hay, cái đẹp, cái tốt trong cuộc sống.
          Chính vì vậy trong kế hoạch năm, kế hoạch tháng nhà trường đã xây dựng và chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh. Một số hình thức giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh mà nhà trường đã chỉ đạo trong năm học 2022-2023:
1.Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chương trình hoạt động Giáo dục đạo đức- lối sống:
        Chương trình giáo dục đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5 ở tiểu học đều xây dựng nhiều chủ đề, chủ điểm giáo dục đạo đức cho học sinh. Các chủ đề, chủ điểm trong chương trình của từng lớp rất đa dạng và phong phú. Thông qua các bài học của mỗi chủ đề giáo viên sẽ giáo dục và rèn luyện cho học sinh các hành vi ứng xử, quy tắc ứng xử; giúp học sinh biết xử lý tình huống, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, giữ gìn sánh vở, đồ dùng học tập,… sạch sẽ, gọn gàng; Biết lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ; biết vâng lời thầy cô giáo; biết cảm ơn, xin lỗi; biết chào hỏi, tạm biệt;  biết đi học đều, đúng giờ; biết bảo vệ cây xanh nơi công cộng,….
Trong mỗi tiết học đạo đức, giáo viên thường xuyên cho học sinh liên hệ thực tế nội dung bài học. Học sinh tự giác kể lại sự việc mà các em đã làm và cũng là cách để các em thể hiện mình trước bạn bè, thầy cô giáo. Học sinh vừa kể lại câu chuyện hay việc làm của bản thân, vừa là để cả lớp trao đổi, bàn bạc và học tập theo. Đây là cách giáo dục manh tính tự giác cao, gây được sự chú ý của cả lớp. Vì các em vừa được làm việc, vừa được kể lại thì các em nhớ được rất lâu, hơn nữa còn là nguồn động viên cổ vũ của thầy cô và bạn bè thì các em càng hăng say, thi đua trong học tập và rèn luyện.
 Thông qua tiết học giáo viên tổ chức cho các em kể chuyện theo tranh; nhận xét về hành vi của các nhân vật trong tranh; xử lý tình huống; đóng vai; chơi trò chơi; liên hệ, tự liên hệ; múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, vẽ tranh,… Từ đó giáo dục cho các em có thói quen tự giác, có thói quen học đi đôi với hành. Biết ứng xử và xử lý tình huống. Biết giao tiếp, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi; Biết bảo vệ cây xanh, môi trường xung quanh; Biết yêu quý người thân, bạn bè, biết kính trọng thầy cô,… Đây là sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục và rèn luyện nhân cách cho học sinh.    Trong các tiết học đạo đức giáo viên chú trọng đến phương pháp hoạt động nhóm, đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, thông qua các hoạt động này giáo viên cho các em liên hệ với bản thân, những việc mà các em đã làm cho cả lớp nghe...Sau đó cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.
2.Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Mỗi giáo viên sẽ có một phương pháp chủ nhiệm lớp khác nhau nhưng đích cuối cùng đều là học sinh được học tập và giáo dục đạt được hiệu quả tốt nhất. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải xây dựng tốt kế hoạch chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp tìm hiểu và nắm bắt tốt điều kiện, hoàn cảnh đặc điểm của từng học sinh trong lớp. Theo dõi sát sao tình hình học tập, tham gia các hoạt động, phong trào của học sinh. Trực tiếp rèn luyện, uốn nắn, nhắc nhở các em một cách kịp thời. Kết hợp với phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn, nhà trường, địa phương để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Thông qua quá trình học tập, qua tiết sinh hoạt lớp động viên khuyến khích học sinh để học sinh tiến bộ, hào hứng. Giáo dục học sinh yêu thương bạn bè, người thân, kính trọng thầy cô giáo,…Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực,…
 Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch giáo dục học sinh hàng tuần, hàng tháng, từng học kì và cả năm học. Phải có nhận xét, đánh giá cụ thể về từng mặt cho từng học sinh, chỉ cho mỗi học sinh thấy được mặt mạnh mặt yếu, không nên có thành kiến với học sinh; nếu chúng ta xử lí không khéo thì dễ làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán nản.
 Giáo viên chủ nhiệm phải phát huy hết vai trò khả năng của mình, thực hiện tốt các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm...Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các nhóm báo cáo lại tình hình hoạt động của các thành viên trong nhóm về học tập, rèn luyện, tác phong, thái độ tham gia các phong trào có sự giám sát của Hội đồng tự quản, các ban, các nhóm để làm cơ sở giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác liên hệ mật thiết với phụ huynh học sinh. Thường xuyên thông tin về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh. Phối kết hợp tốt trong công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất cho học sinh.
3.Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể.
Thông qua hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm học sinh có cơ hội bộc lộ quan điểm cá nhân, được giao tiếp, hợp tác, được phát triển các năng lực của cá nhân. Đây là hình thức giáo dục đạt hiệu quả rất cao, vì các em được học tập trong môi trường rất thoải mái và phù hợp với đặc điểm sinh lí của học sinh tiểu học. Giáo dục theo từng chủ điểm thay đổi không khí học tập cũng như giáo dục thông qua các hình thức trò chơi, đố vui, thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Vừa thể hiện được tinh thần hợp tác, tinh thần thoải mái...Vì ngoài giáo viên chủ nhiệm các em còn được các anh chị đoàn thanh niên tham gia cùng.
       Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành nội qui, qui chế của trường, của lớp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh covid-19; phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, lây lan ở người; các dịch bệnh theo mùa như quay bị, thủy đậu, Zika;…; tác hại của các tệ nạn xã hội; phổ biến tuyên truyền pháp luật phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học,… 
          Tổ chức cho học sinh lắng nghe các buổi phát của Liên đội về gương các bạn học sinh nghèo, khuyết tật chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập, trong cuộc sống. Để từ đó các em biết lan tỏa tình yêu thương đến mọi người, noi gương để phấn đấu, rèn luyện bản thân. Đặc biệt là thông qua các Hội thi Kể chuyện Bác Hồ, giao lưu Tiếng Việt,...






             Hình ảnh học sinh tham gia Hội thi Kể chuyện Bác Hồ
4. Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội tổ chức tốt các buổi sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng:
Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch cụ thể hàng tháng, học kỳ trong năm học. Tổ chức sinh hoạt đội, sao nhi đồng theo kế hoạch.
Thông qua hoạt động Đội giúp các em học sinh phát triển tốt tinh thần hợp tác, giao lưu, đoàn kết với bạn bè, nhóm, lớp. Trong các buổi sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng giáo viên Tổng phụ trách phải kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, các anh chị là Đoàn viên, phải huy động mọi lực lượng tham gia sinh hoạt Đội, Sao, phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, triển khai đồng loạt và trở thành việc làm thường xuyên, liên tục thì mới đạt hiệu quả cao.
Về nội dung phải phong phú, sinh động thì mới cuốn hút được các em. Ôn lại truyền thống của Đội, những tấm gương anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, để cho các em được hưởng một nền hòa bình, được đi học, được vui chơi...Thi đua giữa các chi Đội, giữa các Sao.Trong các buổi sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng học sinh rất hứng thú tham gia vì nó mang tính tập thể cao, học sinh gần gũi, đoàn kết cùng nhau tham gia hoạt động.
         Giáo dục đạo đức cho học sinh là cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên, liên tục. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường PTDTBT tiểu học số 2 Na Sang có được kết quả đáng khích lệ là do quá trình phấn đấu, có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của tập thể sư phạm nhà trường, sự quan tâm của gia đình và được sự đồng thuận của đoàn thể chính quyền địa phương. Thông qua việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
          Năm học 2022-2023, nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả giáo dục đạo đức như sau:
 


STT

Khối lớp


TSHS
Kết quả học tập môn Đạo đức

Hoàn thành tốt
 
Tỉ lệ

Hoàn thành

Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
1 1 74 39 52,7 35 47,3 0 0
2 2 63 37 58,7 26 41,3 0 0
3 3 68 40 58,8 28 41,2 0 0
4 4 59 33 55,9 26 44,1 0 0
5 5 64 36 56,3 28 43,8 0 0
Cộng 328 185 56,4 143 43,6 0 0
                                                                                 
                                                                                             



                                                                                             
 

Tác giả: Trần Thị Lụa

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://muongcha.edu.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

 

 

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi